Rượu vang thuần chay (vegan-friendly wine)

Vang có nhãn “Vegan Friendly” là vang được sản xuất mà không có sản phẩm từ động vật, vì vậy các nhà sản xuất rượu có thể để các chất cặn chìm tự nhiên xuống đáy rượu hoặc sử dụng các sản phẩm xay nhuyễn (lọc cặn) không phải động vật thường là bentonite, một dạng đất sét hoặc protein hạt đậu - chuyên gia rượu Waitrose & Partners, Matt. Johnson giải thích.

 

Thật chất, vang có nhãn “Vegan Friendly” cũng khá giống với các loại vang thông thường. Nó được làm theo cùng một cách, sử dụng cùng một loại nho và điểm khác biệt duy nhất là quá trình nghiền (quá trình lọc cặn).

 

Các sản phẩm từ động vật được sử dụng trong bước lọc cặn của các loại rượu vang truyền thống:

  • Lòng trắng trứng: Được sử dụng để loại bỏ các hợp chất chát gắt, giúp rượu vang có độ chát êm dịu hơn (thường được sử dụng trong bước lọc cặn của rượu vang Bordeaux.)
  • Casein (một loại protein được tìm thấy trong sữa): thường được sử dụng để làm trong màu rượu vang trắng và loại bỏ các hợp chất gây oxi hoá trong rượu.
  • Gelatin (một loại protein từ da và xương động vật): được sử dụng để tạo nên độ đằm thắm cho rượu vang đỏ và làm cho rượu vang trắng có màu trong hơn.

Vậy các sản phẩm thay thế trong quá trình lọc cặn của rượu vang thuần chay là gì?

  • PVPP (hợp chất dẻo nhân tạo): được sử dụng để lọc vị đắng gắt (bitterness) và làm cho rượu vang đỏ có màu tươi sáng hơn.
  • Bentonite (một loại đất sét tinh khiết): được dùng để làm trong rượu vang và loại bỏ các hợp chất chát gắt
  • Charcoal (than) có thể được sử dụng trong bước lọc rượu nhưng cần được sử dụng cẩn thận vì nó có thể loại bỏ luôn cả hương thơm và vị rượu vang

 

Rượu vang hữu cơ:

Phương pháp trồng rượu vang hữu cơ khác biệt so với các phương pháp sản xuất khác trong việc không sử dụng các loại phân bón hoá học, thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm mốc từ chất hoá học tổng hợp sẽ không được phép sử dụng. Quá trình chuyển đổi từ phương pháp trồng trọt truyền thống (có sử dụng các thuốc hoá học bảo vệ thực vật) sang phương pháp trồng trọt hữu cơ cần phải mất ít nhất 3 năm và luôn được kiểm duyệt thường xuyên. 

 

Một số tổ chức trên thế giới được phép cung cấp chứng nhận rượu vang hữu cơ, bao gồm Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA), Bioagricert (nước Ý), Agriculture Biologique (nước Pháp) và Chứng nhận hữu cơ của Úc. Mỗi tổ chức cung cấp chứng nhận hữu cơ sẽ có sự khác nhau ở một số quy định (tuy nhiên, các tổ chức thuộc các nước Châu  Âu phải tuân theo các điều luật được đề ra của EU). Điển hình như Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) quy định nhà làm rượu vang không được thêm Sulfite trong quá trình sản xuất (một chất bảo quản rượu vang), nhưng Agriculture Biologique của Pháp lại cho phép nhà làm rượu vang thêm một lượng Sulfite nhất định.

 

Rượu vang Bio-dynamic:

Biodynamic tương tự như canh tác hữu cơ ở chỗ cả hai đều được canh tác mà không có hóa chất tổng hợp, nhưng canh tác biodynamic thì xem cả vườn nho như là 1 hệ sinh thái và cũng quan tâm đến những thứ như ảnh hưởng của chiêm tinh và chu kỳ mặt trăng. Rượu vang biodynamic có nghĩa là nho được trồng theo phương pháp sinh học và nhà sản xuất vang không tạo ra vang bằng bất kỳ thao tác như thêm men hoặc điều chỉnh độ chua. Rượu vang “được làm từ nho sinh học” có nghĩa là người làm rượu đã sử dụng nho được trồng theo phương pháp sinh học, nhưng tuân theo một danh sách các quy tắc ít nghiêm ngặt hơn trong sản xuất rượu vang.





Source: https://www.decanter.com/learn/organic-and-natural-wine-difference-433116/

https://www.winespectator.com/articles/whats-the-difference-between-organic-biodynamic-and-sustainable-wines-41226

 

Sưu tầm và soạn thảo bởi Lê Thị Xuân Vy - Chuyên gia rượu vang tại the Warehouse